Thực hiện Chỉ thị số 02 của UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh và chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị bàn kế hoạch giải tỏa các công trình xây dựng trái phép vừa diễn ra vào ngày 27/3 vừa qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tăng cường xử lý, ngăn chặn các vi phạm về xây nhà, chuồng trại chăn nuôi trên đất nông nghiệp cũng như làm biến dạng mặt ruộng để chuyển đổi trong các vùng chưa được quy hoạch.
Yên Mỹ tràn lan các vi phạm đất nông nghiệp
Năm 2016, huyện Tiên Lữ đã rà soát có tới trên 300 trường hợp vi phạm trên đất nông nghiệp tập trung ở các xã như: Hải Triều, Cương Chính, Minh Phượng, Đức Thắng. Đây chủ yếu là những vi phạm xảy ra từ trước năm 2012 do chính quyền các xã thiếu trách nhiệm trong quản lý đã tồn đọng.
Trước thực trạng trên, huyện Tiên Lữ chỉ đạo các xã có các biện pháp để kịp thời ngăn chặn các trường hợp phát sinh. Cương quyết không cho các hộ dân bơm, hút cát từ sông lấp đất nông nghiệp để làm vườn. Việc cơi nới chuồng trại cũng được ngăn chặn triệt để. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, từ đầu tháng 4 đến nay các xã tập trung vận động các hộ dân vi phạm trước đây tự tháo dỡ các công trình chuồng trại và nhà ở trông coi trên đất nông nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Bộ, Chủ tịch UBND xã Hưng Đạo, Tiên Lữ nói: "Xã có 4 hộ vi phạm từ trước. Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh từ đầu tháng 4 đến nay chúng tôi đã vận động được 2 hộ tự tháo dỡ, còn 2 hộ nữa chúng tôi đang vận động nếu ko thực hiện thì xã sẽ tổ chức cưỡng chế"
Ông Lê Thế Hưng, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lữ cho biết: "Thực hiện chỉ thị 02 của UBND tỉnh chúng tôi đã rất cương quyết xử lí các trường hợp vi phạm đất nông nghiệp. Huyện đã kịp thời thành lập ban chỉ đạo và trong tháng 4 này tuyên truyền vận động nhân dân tự tháo dỡ. Tháng 5 sẽ tiến hành giải tỏa và phấn đấu hoàn thành ngày 30/6 một cách triệt để."
Đối với huyện Yên Mỹ, tình trạng vi phạm đất nông nghiệp và hành lang công trình thủy lợi đang diễn ra phổ biến trên địa bàn huyện. Tại nhiều xã, thị trấn, người dân ngang nhiên xây nhà trên diện tích đất vẫn đang được bà con nông dân canh tác. Những vi phạm ấy tồn tại từ nhiều năm nay nhưng dường như chưa thấy sự vào cuộc từ các địa phương.
Thôn Tử Cầu, xã Giai Phạm có hàng chục công trình nhà kiên cố được các hộ dân ngang nhiên xây dựng trên đất nông nghiệp, thậm chí có cả các công trình xây dựng nhiều tầng. Cụ thể như công trình của gia đình ông Long, bà Phượng, ông Tuấn, ông Bảo, ông Nhập, bà Linh, bà Út… Và còn nhiều công trình khác nữa đang gấp rút hoàn thiện mà không hề bị ngăn chặn từ phía chính quyền địa phương.
Theo thống kê của UBND xã hiện toàn xã có 20 trường hợp vi phạm trên đất nông nghiệp. Riêng trong năm 2016, phát sinh thêm 3 trường hợp.
Xã Liêu Xá cũng được người dân phản ánh là điểm nóng về tình trạng vi phạm trong quản lý đất đai, để nhiều hộ dân xây dựng trên đất nông nghiệp mà không có biện pháp kiên quyết xử lý. Theo thống kê của UBND xã Liêu Xá, từ năm 2013 đến nay trên địa bàn xã có khoảng 60 hộ vi phạm xây nhà, xây phòng trọ trên đất canh tác với tổng diện tích khoảng 6.000 m2.
Không những để người dân vi phạm xây dựng tràn lan trên đất nông nghiệp mà tại nhiều địa phương trên địa bàn huyện Yên Mỹ tình trạng vi phạm hành lang sông, hành lang thủy lợi cũng diễn ra phổ biến, tập trung ở một số xã như: Yên Phú, Giai Phạm, Đồng Than, Trung Hưng, Tân Việt…
Theo thống kê của Công ty Khai thác công trình thủy lợi huyện thì tổng số vi phạm trên địa bàn huyện đến thời điểm là 263 trường hợp. Mặc dù đã vào cuộc quyết liệt nhưng đến nay các địa phương mới chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở, tuyên truyền để các hộ dân không lấn chiếm, không vi phạm thêm
Văn Giang có khá nhiều diện tích đất nông nghiệp nằm dọc tuyến đường Hưng Yên - Hà Nội đã và đang bị người dân trong huyệm sử dụng sai mục đích
Huyện Văn Giang có khá nhiều diện tích đất nông nghiệp nằm dọc tuyến đường Hưng Yên - Hà Nội đã và đang bị người dân trong huyệm sử dụng sai mục đích. Từ ruộng thành vườn, từ vườn thành nơi kinh doanh, thậm chí là nhà ở nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Tổng diện tích đang bị sử dụng sai mục đích ước tính hàng chục hecta. Trong đó nhiều nhất là thị trấn Văn Giang với 23 hộ, xã Tân Tiến 15 hộ. Các diện tích này đều đã được đổ đầy và cứng hoá làm biến dạng, khiến cho không thể nhận ra đâu là ruộng đâu là vườn, không chỉ vậy mà nơi đây còn đang hình thành khu kinh doanh lý tưởng tưởng thậm chí là nhà ở.
Vấn đề là ở chỗ những khá nhiều vi phạm đã diễn ra từ nhiều năm nay, gây bức xúc trong nhân dân và thách thức dư luận, nhưng chính quyền nơi đây dường như vẫn chưa có biện pháp xử lý mạnh tay nào ngoài việc lập biên bản vi phạm.
Huyện Văn Giang đang chỉ đạo 2 địa phương trên tập trung xử lý dứt điểm trong tháng 3/2017 và đồng ý phương án cắt điện, thậm chí là cưỡng chế đối với những hộ cố tình không chấp hành.
Nhóm PV
2 ngày trước
2 ngày trước
2 ngày trước
2 ngày trước
4 ngày trước