Những chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp kinh doanh Gas

Thứ 4, 27.09.2017 | 14:35:08

Vừa qua, lực lượng CA, Quản lý thị trường tại các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên liên tục phát hiện, thu giữ hàng vạn vỏ bình Gas bị các doanh nghiệp thu gom trái phép lẫn nhau.

Đây là dấu hiệu của một cuộc chiến cạnh tranh không lành mạnh trong giới kinh doanh Gas. Xin giới thiệu một vài thủ thuật triệt hạ đối thủ của các doanh nghiệp Gas:  

Bán phá giá

Các doanh nghiệp kinh doanh Gas cũng thành lập Hiệp hội của mình. Nhưng nhiều doanh nghiệp không tham gia Hiệp hội vì vậy hình thành những xung đột thị trường khi các doanh nghiệp không có tiếng nói chung. Để đặt mục tiêu không ngừng phát triển các doanh nghiệp Gas liên tục “nhìn nhau” bán phá giá. Công bằng mà nói cuộc chạy đua về giá của các doanh nghiệp Gas có thể mang lại lợi ích cho người tiêu dùng nếu như không có doanh nghiệp nào đủ sức thao túng được thị trường.

Có nhiều thương hiệu Gas, thuộc các hãng Gas luôn cạnh tranh nhau

Nhốt vỏ - Giam phương tiện sản xuất

Trong giới kinh doanh Gas, thuật ngữ “nhốt vỏ” không hề xa lạ. Vì đây là thủ đoạn chiếm đoạt thị trường phổ biến nhất từ trước tới nay. Để triệt hạ đối phương, các doanh nghiệp kinh doanh Gas sẽ lên kế hoạch sản xuất sẵn một lượng vỏ lớn tung ra thị trường bằng cách “đổi vỏ, bù tiền” cho các đại lý Gas.

Một vỏ đổi lấy một vỏ và đại lý Gas ở các địa phương sẽ được cho thêm khoảng 70 ngàn đồng/vỏ. Làm như vậy, chỉ trong thời gian ngắn doanh nghiệp sẽ thu gom được hàng vạn vỏ bình của đối thủ cạnh tranh để đem đi “nhốt” tại một kho bí mật nào đó. Thực hiện phương pháp này, doanh nghiệp bị “nhốt vỏ” sẽ bị mất đi phương tiện sản xuất, không có bình Gas để cung ứng ra thị trường, đồng nghĩa với việc mất đi một phần thị trường.

13-19-50_01_yen_phong_bc_ninh
 

Cắt tai, mài vỏ biến của địch thành của mình

Nhốt vỏ mang lại lợi ích lớn về mặt thị trường cho doanh nghiệp thu gom vỏ bình Gas của đối thủ. Nhốt vỏ cũng làm cho đối thủ cạnh tranh phải suy yếu vì liên tục sản xuất bình Gas mà vẫn không có đủ phương tiện sản xuất. Nhưng suy cho cùng thì doanh nghiệp nói trên vẫn phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để sản xuất bình Gas và chi phí cho đại lý, chi phí thuê kho cất giấu vỏ… trong trường hợp rủi ro, bị thu giữ sẽ bị mất trắng số vỏ bình nói trên.

Vỏ bình Gas bị thay đổi hình thức bên ngoài nhưng thương hiệu dập nổi ở đáy bình là của hãng khác

Để giảm thiểu các khoản chi phí, các doanh nghiệp thu gom vỏ bình Gas còn trắng trợn “xóa” tên thương hiệu đối phương trên các vỏ bình để in thương hiệu của mình lên bình Gas , tiếp tục tung ra thị trường.

Kiểm tra thương hiệu dập nổi bằng cách “Siêu âm” bình Gas

Theo Nông nghiệp VN

Tin cùng chuyên mục

  • Lãnh đạo phường Dị Sử, thị xã Mỹ Hào lĩnh án do bán đất trái thẩm quyền

    Lãnh đạo phường Dị Sử, thị xã Mỹ Hào lĩnh án do bán đất trái thẩm quyền

     1 tháng trước

  • "Trắng tay" vì bẫy lãi suất cao

     1 tháng trước

  • Doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường

    Doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường

     1 tháng trước

  • Cảnh báo tình trạng tội phạm giả danh công an gọi điện yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân

    Cảnh báo tình trạng tội phạm giả danh công an gọi điện yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân

     2 tháng trước

  • Hưng Yên xử phạt 46 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

    Hưng Yên xử phạt 46 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

     3 tháng trước