Những được mất từ xuất khẩu lao động ở Minh Tân
Năm 2017, thu nhập bình quân đầu người của xã Minh Tân huyện Phù Cừ đạt hơn 51 triệu đồng/người. Đây là mức thu nhập khá cao, dù trên địa bàn xã không có nhiều doanh nghiệp hoạt động. Có được kết quả đó, chủ yếu do người dân tích cực chuyển đối cơ cấu cây trồng, vật nuôi và có nguồn thu cao và rất ổn định nhờ xuất khẩu lao động.
- Hưng Yên có 3 huyện bị cấm xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc
- Vết trượt dài của thanh niên 8X quê Tiên Lữ sau lần xuất khẩu lao động hụt
Làm giầu từ xuất khẩu lao động
Ở xã Minh Tân, mọi người đều biết đến gia đình anh Tuyến, người cách đây hơn 20 năm đi xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc. Sau đó, nhờ bản tính thật thà và có tay nghề giỏi, nên anh được chủ người Hàn Quốc rất tin cậy, nhờ giới thiệu cho người khác sang làm cùng. Thế là anh đã đưa vài chục người sang làm ăn và thu nhập 2 đến 3 trăm triệu đồng mỗi năm. Anh Tuyến đã về nước được 8 năm, nhờ số vốn tích lũy được, anh mở xưởng mộc lớn ở trong vùng và thu hút được nhiều lao động ở địa phương đến làm việc.
Ngoài anh Tuyến, ở Minh Tân còn có hàng trăm gia đình khác có người đi xuất khẩu lao động. Chủ yếu là đi Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaxia, Đài Loan, đảo Síp, thậm chí đi Nga, đi Séc....Gia đình chị Phạm Thị Phương và anh Hoàng Văn Diễm hiện có 8 người đang làm việc tại Hàn Quốc và Đài Loan, con cái để ông bà nuôi dạy. Bản thân chị Phương cũng từng đi xuất khẩu lao động, năm 2015, chị về và sinh thêm một em bé nên ở nhà luôn từ đó.
Gia đình anh Diễm, chị Phương hiện có 8 người đang đi làm việc ở nước ngoài
Anh Diễm cho biết, " nhà tôi con trai, con dâu và các cháu đều đi xuất khẩu lao động, bình quân một tháng, gửi về nhà cho 2 vợ chồng anh chị giữ hộ khoảng 5 đến 6 nghìn đôla Mỹ, lĩnh về lại đi gửi ngân hàng ngay cho các con, nếu không đi xuất khẩu lao động thì làm sao có tiền mà xây nhà và cuộc sống ổn định như thế này"
Theo ông Hoàng Văn Luân, Bí thư Đảng ủy xã Minh Tân, toàn xã hiện có 190 người đi xuất khẩu lao động, thời điểm cao như các năm 2010, 2011 ở xã có 320 người đi làm việc ở nước ngoài. Trước đây chủ yếu là nam, nhưng bây giờ chị em phụ nữ đi cũng nhiều. Sang đó, làm đủ nghề từ may thêu, lắp ráp điện tử, mộc, xây dựng, đánh bắt cá....Nói chung là vất vả, song nhờ lực lượng này gửi tiền về, mà mặt bằng kinh tế của xã khá hẳn lên. Số hộ giầu và khá chiếm hơn 80%. Nếu chỉ làm nông nghiệp, hoặc tiểu thủ công nghiệp thì không thể có thu nhập bình quân đầu người một năm 40 triệu được. Vì vậy mà thu nhập bình quân đầu người của xã 51 triệu/năm có sự đóng góp rất lớn từ nguồn kiều hối mà các lao động đang làm việc ở nước ngoài gửi về.

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận